Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) vào cuộc họp Ban lãnh đạo đầu năm sẽ bầu ra Chủ tịch, thông qua ngân sách và phương hướng hoạt động của Hiệp hội. Chủ thể của các hoạt động là 6 chi hội, cùng với các Ủy ban hoạt động được tạo lập theo các chủ đề riêng biệt. Ban thư ký có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động và liên kết của các chi hội, ủy ban. Năm nay (2013) chương trình Sáng kiến chung Nhật – Việt Giai đoạn V sẽ được triển khai. Rất nhiều doanh nghiệp thành viên đã tham gia một cách tích cực vào chương trình, giúp nâng cao sự liên kết giữa các thành viên trong Hiệp hội cũng như hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Trong dòng chảy của China Plus One, Việt Nam là nước đang tiếp nhận đầu tư tích cực từ Nhật Bản, năm ngoái đã có những biến chuyển tốt trong kinh tế vĩ mô như thặng dư thương mại, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề như nợ xấu ngân hàng, cải cách doanh nghiệp nhà nước…Trong tình hình khó xác định được điểm đến như hiện nay, chi hội thương mại với hơn 40 công ty thành viên, bắt đầu từ việc giao lưu, trao đổi thông tin giữa các thành viên, tổ chức các buổi hội thảo tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tình hình đầu tư, thương mại, kinh tế mới nhất, thông qua các hoạt động như vậy để hỗ trợ việc mở rộng kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra, với vai trò là chi hội chủ lực của Hiệp hội, chi hội thương mại tích cực đề xuất ý kiến đến cơ quan chính phủ Việt Nam về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, mở rộng quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.
Chi hội xây dựng với số thành viên 55 công ty (tính tại thời điểm tháng 3/2013) bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại miền Bắc Việt Nam. Hàng tháng chi hội đều tổ chức họp định kỳ và các buổi tiệc giao lưu để tăng thêm sự gắn kết, giao lưu giữa các thành viên cũng như để trao đổi thông tin. Tại các buổi họp, các thành viên bàn thảo các vấn đề liên quan đến xây dựng ở Việt Nam, cùng với các giải pháp đề xuất, đồng thời mời nhiều chuyên gia đến tư vấn và thảo luận ý kiến. Ngoài ra, chi hội xây dựng còn liên kết với nhiều cơ quan chính phủ như đại sứ quán, JICA, JETRO, để nỗ lực tuyên truyền, cập nhật kịp thời tới các thành viên những thông tin HOT nhất.
Chi hội Công nghiệp bao gồm 217 công ty thành viên tại miền Bắc Việt Nam. Chi hội có cơ chế gồm 4 ban (phía Bắc, phía Đông, phía Tây, Hải Phòng), các hoạt động chủ yếu là giao lưu, gắn kết tình hữu nghị, trao đổi các thông tin hữu ích. Năm nay chi hội có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động như “ Khảo sát phúc lợi tiền lương”, “Tham quan nhà máy giữa các thành viên”, “ Tham quan nhà máy cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở”, “Hội thảo an toàn giao thông xe máy”, thông qua các hoạt động này có thể cống hiến phần nào cho việc thúc đẩy kinh doanh tại Việt Nam của các công ty thành viên.
Chi hội Tài chính Bảo hiểm bao gồm 25 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, tài chính. Hàng tháng Chi hội đều tổ chức họp để trao đổi thông tin một cách tích cực về tình hình kinh tế, chính sách kinh tế. Ngoài ra, chi hội cũng tổ chức hội thảo về các đề tài liên quan nói trên. Bên cạnh đó, chi hội cũng tổ chức các hoạt động để giao lưu, gắn kết tình bạn giữa các thành viên như tiệc giao lưu, thi đấu golf. Sắp tới chi hội sẽ vấn tiếp tục cống hiến để nâng cao sự phát triển của các doanh nghiệp thành viên thông qua việc trao đổi các thông tin hữu ích về biến động kinh tế hay các lĩnh vực khác.
Chi hội Dịch vụ với chữ “các nhóm” nằm trong tên gọi để chỉ các ngành nghề khác nhau của nhóm ngành dịch vụ bao gồm: IT, bất động sản, thực phẩm, du lịch, chăm sóc sức khỏe, các loại hình tư vấn…số hội viên của chi hội đã vượt qua con số 80, trở thành chi hội lớn thứ 2 trong Hiệp hội. Hoạt động chính của chi hội bao gồm: ①Giao lưu trao đổi thông tin giữa các công ty thành viên ②Giao lưu trao đổi thông tin với các chi hội khác trong Hiệp hội, và ③Trao đổi thông tin cá nhân và tương tác giữa các thành viên trong chi hội. Chi hội mong muốn đóng góp cho các hoạt động của công ty thành viên kinh doanh tại Việt Nam những thông tin quý báu bằng việc hàng tháng tổ chức các buổi học chủ đề khác nhau, các buổi giao lưu đàm thoại.
Chi hội vận tải gồm 36 công ty trong các lĩnh vực vận tải hàng không, vận tải biển, vận tải đường bộ, kho vận, thông tin, forwarder. Hoạt động chính của chi hội là thông qua các cuộc họp hàng tháng thông tin lại cho các thành viên về các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại Việt Nam, các vấn đề về cơ sở hạ tầng vận tải, các giải pháp thông tin. Chi hội cũng sẽ tiếp tục giới thiệu đến các công ty thành viên hệ thống thủ tục hải quan mới nhất đã được thúc đẩy bởi Chính phủ hai nước, trao đổi với các nhóm công ty cùng lĩnh vực của phía Việt Nam về tình hình hậu cần vận tải tại Việt Nam.
Ủy ban tổ chức họp hội đồng vào thứ 6, tuần thứ ba hàng tháng, hội đồng gồm 10 người (Đại sứ quán 1, JBAV 4, PTA 2, trường học Nhật Bản 3) và cố vấn (Chủ tịch JBAV), kiểm toán viên, người quan sát; hội đồng họp bàn về các vấn đề liên quan đến quản lý trường học. Giáo dục trẻ em là một vấn đề quan trọng, cần phải chú trọng hoàn thiện hơn nữa cơ sở vật chất để học sinh an tâm học tập phát triển trí tuệ, thể chất trong cuộc sống tại nước ngoài, đồng thời bố trí đội ngũ giáo viên đầy đủ để thực hiện giảng dạy tốt.
Các hoạt động thể thao và văn hóa sẽ là một diễn đàn giao lưu hiệu quả dành cho các thành viên Hiệp hội cũng như gia đình của họ. Nối tiếp xu hướng của năm 2012, năm nay Ủy ban sẽ tiếp tục tổ chức giải đấu Hanoi Softball và lễ hội Nhật Bản vào mùa thu; lễ hội tiếng Nhật, giải đấu tennis; ngoài ra sẽ hỗ trợ Trường học Nhật Bản tổ chức Đại hội thể thao; và tham gia tổ chức các sự kiện đặc biệt khác kỉ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, rất mong tất cả mọi người cùng tham gia.
Ủy ban cung cấp các thông tin về y tế, quản lý, các thông tin hoạt động trong đời sống thường ngày nhằm giúp các gia đình của các thành viên có một cuộc sống tiện lợi, an toàn và thoải mái tại các khu trung tâm của Việt Nam. Cụ thể hơn, Ủy ban tiến hành các hoạt động tư vấn sức khỏe để loại bỏ bớt các quan ngại không cần thiết; phát hành sử dụng phổ biến thẻ giảm giá JBAV cho các thành viên và gia đình, mời thêm nhiều nhà tài trợ tham gia chương trình giảm giá cho JBAV. Dự kiến trong tương lai Ủy ban sẽ tăng cường thêm các hoạt động tại khu vực Hải Phòng để đáp ứng số lượng thành viên ngày càng tăng của khu vực này.
Ủy ban giới thiệu hoạt động của các Chi hội và các Ủy ban đến các thành viên thông qua tạp chí JBAV. Ngoài ra, để có thể quảng bá rộng rãi hình ảnh của các công ty Nhật tới người dân Việt Nam, Ủy ban tổ chức các chuyến tham quan nhà máy sản xuất cho các học sinh tiểu học, trung học, tổ chức trao học bổng tại các trường đại học; nỗ lực thực hiện mục tiêu của JBAV là “giao lưu giữa các thành viên, nâng cao tình hữu nghị giữa hai quốc gia Nhật – Việt, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác kinh tế”.
Ủy ban xúc tiến đầu tư chú trọng cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thành viên để góp phần đánh giá hoạt động kinh doanh, cũng như phổ biến thông tin cho các công ty quan tâm đầu tư vào Việt Nam trong tương lai; Ủy ban thông qua sự tham gia trong đối thoại Việt Nhật để đưa ra các góp ý nhằm hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Cụ thể sẽ tổ chức các cuộc hội thảo để đưa ra các thông tin đầu tư trong và ngoài nước, khảo sát môi trường kinh doanh. Ngoài ra, Ủy ban cũng sẽ thông qua hoạt động của Hiệp hội các phòng thương mại và công nghiệp Nhật Bản tại các nước ASEAN để đóng góp tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh của các công ty thành viên.
Mục đích hoạt động của Ủy ban môi trường kinh doanh là giúp các hoạt động kinh doanh của công ty thành viên có thể vận hành trơn tru. Ủy ban hỗ trợ doanh nghiệp thành viên trong các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh như: hệ thống pháp luật Việt Nam, các chính sách thay đổi theo tình hình kinh tế, thông tin tranh chấp lao động bất hợp pháp, cơ sở hạ tầng, các vấn đề cần phải giải quyết trong ngắn – trung hạn. Do đó, Ủy ban sẽ nỗ lực hết sức, phối hợp cùng Ủy ban Thuế để tiến hành trợ giúp các công ty thành viên giải quyết các vấn đề đang phải đối mặt.
Được khởi xướng từ Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – Việt Nam năm 2003, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản là một chương trình độc đáo, hợp tác giữa các cơ quan chính phủ Việt Nam với các doanh nghiệp Nhật Bản, nhằm mục đích thiết lập môi trường kinh doanh tốt hơn, công bằng hơn, minh bạch và hiệu quả hơn. Chương trình cho đến nay đã đạt được nhiều cải tiến trong nhiều lĩnh vực như các quy chế pháp lý, cơ sở hạ tầng, lao động – nguồn nhân lực… Năm nay là năm khởi động giai đoạn 5 của chương trình. Với mục tiêu hướng đến những thách thức mới, Ủy ban mong nhận được sự tham gia và ủng hộ ngày càng tích cực hơn của tất cả các thành viên.
Phấn đấu hỗ trợ các hoạt động đối ngoại của Chủ tịch và Ban Thư ký Hiệp hội, mở rộng cánh cửa đàm phán với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam; trao đổi thông tin về các vấn đề pháp lý của JBAV, các vấn đề liên quan tới quản lý visa và các tổ chức khác, báo cáo hoạt động của thành viên JBAV đến Ủy ban nhân dân thành phố nhằm phục vụ nhu cầu của thành viên. Tháng 7 năm nay Ủy ban sẽ tham gia hỗ trợ Hiệp hội trong công tác tổ chức Hội nghị của Hiệp hội các phòng thương và mại công nghiệp Nhật Bản tại các nước ASEAN.
Đại diện cho Hiệp hội, tham gia vào Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), là nơi để các phòng thương mại các nước có thể đối thoại trực tiếp với các cơ quan chính phủ Việt Nam, cũng như là kênh trao đổi thông tin phía Nhật Bản với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Hội nghị VBF được tổ chức định kì 2 lần/năm (tháng 6, tháng 12), là dịp để các phòng thương mại công nghiệp các nước kiến nghị với chính phủ Việt Nam các biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư hơn nữa. Ủy ban luôn bám sát các hoạt động của VBF, báo cáo tình hình lại cho các doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao hơn nữa tính chia sẻ thông tin cao.
Đóng vai trò cầu nối giữa Liên đoàn kinh tế Nhật Bản và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Ủy ban sẽ tiếp tục hợp tác trong việc phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế Nhật Việt. Năm nay đang là năm khởi động cho chương trình Sáng kiến chung Nhật Việt giai đoạn V. Kết hợp với các lực lượng liên quan, trong năm sẽ tổ chức Hội nghị khởi động hỗ trợ cho chương trình sáng kiến chung Nhật Việt dự kiến vào cuối năm. Ngoài ra, Ủy ban cũng sẽ tổ chức lễ trao học bổng cho 2 trường đại học Đà Nẵng và Huế trong khuôn khổ hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng và Liên đoàn kinh tế Nhật Bản.
Chính sách thuế của Việt Nam hiện vẫn còn rất nhiều các trường hợp mâu thuẫn cũng như nhiều điểm không rõ ràng, cần phải thường xuyên sửa đổi. Hoạt động của Ủy ban thuế nhằm mục tiêu đảm bảo sự an tâm của các doanh nghiệp Nhật khi thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua các hoạt động cải cách thuế, tham gia chương trình Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, tham gia vào các dự thảo luật thuế của Bộ Tài chính… các hoạt động này góp phần thực hiện một chính sách thuế công bằng, tạo điều kiện chia sẻ thông tin – giải thích kiến thức pháp luật về thuế đến các thành viên kịp thời hơn.
Nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và đạt tăng trưởng bền vững, Việt Nam đã chú trọng cải thiện 3 nhân tố: cơ sở hạ tầng, chính sách thuế, đào tạo nguồn nhân lực. Nhật Bản hiện đang tích cực hỗ trợ cho Việt Nam bằng vốn ODA, hợp tác đầu tư tư nhân PPP…sử dụng các công nghệ và bí quyết của các công ty Nhật Bản. Hoạt động của Ủy ban chủ yếu sẽ thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo nhằm nỗ lực trao đổi ý kiến và chia sẻ những thông tin mới nhất của kế hoạch kinh doanh tiên tiến nhất.
Năm nay là năm kỉ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nhật, trong năm sẽ có rất nhiều các sự kiện khác nhau được tổ chức trên toàn lãnh thổ Vệt Nam. Với tư cách đại diện cho Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, Ủy ban đặc biệt năm hữu nghị Nhật Việt ra đời nhằm hỗ trợ tích cực Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong các hoạt động tổ chức. Ngoài ra tất cả các công ty thành viên, không giới hạn ngành nghề kinh doanh, đều có thể tham gia các hoạt động của năm hữu nghị Nhật Việt với nhiều cơ hội khác nhau, cùng hợp tác nhằm tăng tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam thì việc “đào tạo nguồn nhân lực” là chủ đề quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp cũng như khuyến khích hoạt động đầu tư hơn nữa. Năm 2012, trong khuôn khổ chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực giữa chính phủ Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, Ủy ban đặc biệt đào tạo nguồn nhân lực đã được thành lập. Các hoạt động của Ủy ban hướng tới phát triển nguồn nhân lực của mỗi công ty, hơn nữa xem xét khả năng “đào tạo nguồn nhân lực” để góp phần cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.